Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Trump dọa đánh thuế tiếp nếu không có 'thỏa thuận thực sự' với Trung Quốc

"Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã bắt đầu rồi. Trừ phi được gia hạn, nó sẽ chấm dứt sau 90 ngày kể từ bữa tối rất nồng ấm và tuyệt vời cùng Chủ tịch Tập tại Argentina", Tổng thống Mỹ - Donald Trump hôm qua cho biết trên Twitter. Đàm phán sẽ tập trung vào việc "liệu chúng ta có thể đạt một thỏa thuận thực sự với Trung Quốc hay không", ông cho biết, "Nếu có, chúng ta sẽ thực hiện điều đó. Trung Quốc sẽ bắt đầu mua nông sản Mỹ ngay lập tức. Chủ tịch Tập và tôi muốn thỏa thuận này diễn ra. Và điều đó là có thể".

Không lâu sau đó, cũng trên Twitter, ông Trump cho biết nước Mỹ sẽ cố gắng đàm phán để "có một thỏa thuận thực sự" với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không đạt được sự đồng thuận nào, ông sẽ tiếp tục đánh thuế.

Ông đã chỉ định Đại diện Thương mại Mỹ - Robert Lighthizer dẫn đầu đoàn đàm phán trong thời gian tới. Nếu đàm phán thất bại, Mỹ sẽ tiếp tục áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cùng ngày, Cố vấn Kinh tế Quốc gia của Mỹ - Larry Kudlow cho biết thỏa thuận mà ông Trump thông báo đã đạt được với Trung Quốc về giảm hoặc gỡ bỏ thuế nhập khẩu lên xe hơi Mỹ chưa phải thỏa thuận cuối cùng. Việc này trái ngược tuyên bố của ông Trump cách đây 2 ngày. "Tôi cho rằng sẽ đạt được thôi. Nhưng nó vẫn chưa được ký kết", Kudlow cho biết trên Fox News hôm qua.

Chứng khoán Mỹ hôm thứ Hai tăng điểm nhờ quyết định đình chiến của Mỹ - Trung Quốc sau cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối tuần trước. Tuy nhiên, các chỉ số chính tại Wall Street hôm qua mất tới hơn 3%, do khả năng đạt thỏa thuận vẫn còn mơ hồ.

Hai bên không ra thông cáo chung sau cuộc gặp. Thông báo sau đó của Nhà Trắng và Bắc Kinh về kết quả buổi gặp này cũng có một số điểm khác biệt. Sự ngờ vực của thị trường càng tăng lên sau dòng tweet của ông Trump nói rằng Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu với xe hơi Mỹ, trong khi Bắc Kinh không xác nhận chuyện này. Thông báo hôm qua của ông về khả năng gia hạn đình chiến cũng khiến mọi việc thêm thiếu chắc chắn.

Đổ tiền tỷ mở quán trà sữa nhượng quyền

Báo cáo của một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, giá trị bất động sản ở một số tuyến đường được xem là "thánh địa trà sữa" tại các thành phố lớn đã tăng 25-71% so với cùng kỳ năm trước. Đằng sau cơn sốt "mặt bằng" này chính là sự bùng nổ của mô hình nhượng quyền kinh doanh trà sữa với chi phí đầu tư cho một cửa hàng có thể lên tới nhiều tỷ đồng.
Trà sữa du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 nhưng chỉ thực sự bùng nổ 4 năm gần đây. Theo đánh giá của Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và từ hai năm trước, đã đạt quy mô gần 300 triệu USD. Còn theo khảo sát của Lozi công bố giữa năm ngoái, cả nước khi đó có khoảng 1.500 quán trà sữa và được dự báo tăng mạnh khi một loạt các thương hiệu lớn vừa gia nhập thị trường. Cũng theo khảo sát này, có đến hơn 53% người được hỏi uống trà sữa từ mỗi lần một tuần.

Cách nhanh chóng chiếm thị phần trong miếng bánh béo bở này là chọn mô hình nhượng quyền kinh doanh. Theo ước tính của các công ty nghiên cứu thị trường, hơn một nửa cửa hàng trà sữa đang được xây dựng qua hình thức này.

Ngoài những khoản ban đầu như mặt bằng, chi phí "setup" cửa hàng, đầu tư trang thiết bị kinh doanh, thông thường các cửa hàng nhận nhượng quyền phải chi thêm ba khoản khác là phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý thương hiệu và chi phí nguyên liệu bắt buộc phải mua từ đối tác nhượng quyền. 

About

Trang